Phương pháp Magic Mind

Học thông qua hình ảnh trực quan sinh động
(Visual learning)
Học thông qua tương tác
(Interactive learning)
Học thông qua giải quyết vấn đề
(Problem-based learning)
Từng bài học xuyên suốt chương trình Magic Mind được thiết kế trực quan với bộ học cụ sinh động và các đoạn phim vui nhộn, giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả cũng như kích thích não bộ tư duy.
Magic Mind kết hợp nhiều hoạt động phong phú, sôi động như Hát, Múa, Vẽ, Xếp hình, Các trò chơi... tạo môi trường tương tác giữa các học sinh dưới sự dẫn dắt của giáo viên, hình thành các cảm xúc tích cực, kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập.Qua việc lĩnh hội Quy trình giải quyết vấn đề, trẻ được tiếp thu những kỹ năng hữu ích trong học tập, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, lập luận sắc bén để thành công trong mọi lĩnh vực cuộc sống.


QUI TRÌNH 5 BƯỚC TRONG MỘT BUỔI HỌC

Magic Mind tin rằng cách tốt nhất để phát triển trí thông minh cho trẻ là thông qua các bài tập rèn luyện thường xuyên và lâu dài, nhờ đó tư duy của trẻ sẽ trở nên sắc bén hơn vì quen được cọ xát và nắm vững kỹ năng. Vào mỗi buổi học tại Magic Mind, học sinh sẽ được rèn luyện theo quy trình 5 bước 'Kỳ diệu - MAGIC' như sau:

Motivate to achieve goals: Tạo động lực, đạt mục tiêu. Bắt đầu mỗi bài học, học sinh sẽ xác định mục tiêu cần đạt được. Sau đó, bước quan trọng nhất là các em sẽ học được cách tìm động lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Ask meaningful questions: Đặt các câu hỏi ý nghĩa. Đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng giúp học sinh phát triển tư duy logic, phản biện và sáng tạo. Vì vậy sau khi xác định mục tiêu, học sinh sẽ đặt tất cả các câu hỏi để giải đáp những điều còn thắc mắc, tìm thêm thông tin nhằm thu thập đủ dữ liệu, hình thành cơ sở giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu.

Grow to take actions: Tiến bộ trong từng hành động. Từ nền tảng dữ liệu có được, học sinh bắt tay vào quá trình thực hiện để chinh phục mục tiêu bằng các cách từ đơn giản đến phức tạp, những phương pháp mà các em đã được rèn luyện qua các bài học trước. Đây chính là bước có thể thấy rõ nhất sự tiến bộ trong tư duy lẫn kỹ năng của các em.

Interpret outcomes: Phân tích kết quả. Sau khi có kết quả của từng thành viên cũng như của cả lớp, giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau phân tích để đúc kết được những bài học hữu ích từ cả thành công lẫn thiếu sót.

Celebrate results: Tưởng thưởng cho kết quả tốt. Cuối mỗi bài học, không có gì ý nghĩa hơn là cùng nhau chúc mừng cho thành quả như ý từ một mục tiêu đã hoàn thành. Đây là bước giúp cho học sinh học cách bày tỏ cảm xúc cũng như biết chia sẻ những điều hay ý đẹp.

5 bước này sẽ được hình thành theo hình xoắn ốc giúp học sinh dần tiến bộ qua từng bài học