Kiến thức dạy con
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC EQ CHO TRẺ KHI CÒN NHỎ
Đối với những cha mẹ ở Việt Nam thì khái niệm về chỉ số Cảm xúc - EQ còn khá xa lạ, vậy nên thường cha mẹ chỉ hướng trẻ đến việc học tập nhiều, được nhiều điểm cao là được, thiên về chỉ số Thông minh - IQ.
1/ VẬY EQ LÀ GÌ?
Nếu IQ là chỉ số đánh gia khả năng, năng lực học hỏi, tư duy logic thì EQ là chỉ số “đo sự thông minh của cảm xúc” – và đây cũng là một trong những nhân tố quyết định tính cách, các mối quan hệ, thậm chí sự thành công trong sự nghiệp của một người
2/ XÂY DỰNG EQ CÓ KHÓ HAY DỄ?
Nhận thức ngôn ngữ cảm xúc của trẻ ở giai đoạn vàng 3-6 tuổi sẽ là nền tảng rất quan trọng để hình thành những thói quen cũng như kĩ năng nhận biết và quản lý cảm xúc sau này cho trẻ. Để có thể đặt mình vào cách nhìn và hiểu trẻ, chúng ta cần nắm được những chuyển biến tâm lý thay đổi trong 4 giai đoạn khác nhau:
- Nhận biết cảm xúc: trẻ bắt đầu phản ứng tự nhiên lại với môi trường xung quanh như vui, buồn, giận dữ..v..v
- Hiểu được cảm xúc: trạng thái bộc lộ cảm xúc và hành vi tích cực hay chưa tích cực khi trẻ đối diện với các tình huống xung quanh
- Tạo ra cảm xúc: khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
- Quản lý cảm xúc: là giai đoạn trẻ nhận biết và học cách thích nghi với những nguyên tắc trong cuộc sống
Vài dưới đây Magic Mind Vietnam xin chia sẻ một số đặc điểm trẻ có chỉ số EQ cao như sau:
- (1) Tự tin: Tự tin thể hiện bản lĩnh và sự quyết tâm thực hiện một việc gì đó
- (2) Tò mò: Hứng thú với nhiều sự vật, muốn thông qua sự nỗ lực của mình để tìm hiểu, khám phá.
- (3) Khả năng tự kiềm chế tốt: là khả năng kiểm soát và chi phối hành động của mình.
- (4) Quan hệ xã hội tốt: Khi chơi đùa với các bạn khác luôn có thái độ tích cực.
- (5) Cảm xúc tốt: Hoạt bát vui vẻ, nhiệt tình với mọi người, thành thật, thường xuyên duy trì tâm trạng vui vẻ.
- (6) Biết đồng cảm với người khác
Mới đăng« Quay lại