Kiến thức dạy con
Sử dụng roi vọt đối với trẻ - ngõ cụt trong phương pháp giáo dục
Đối với các nước phương Đông, roi vọt dường như là một hình phạt quá quen thuộc với trẻ khi các em phạm lỗi. Vậy phương pháp giáo dục này liệu có thật sự tốt? Câu trả lời là không. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng việc dùng đòn roi cũng như các hình thức trừng phạt thân thể khác không hề làm thay đổi hành vi của trẻ một cách tốt hơn.
Sử dụng roi vọt hoàn toàn không có tác dụng trong việc dạy dỗ con cái
Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu phương pháp giáo dục trẻ em mà không cần đến roi vọt thông qua bài phỏng vấn nhỏ với tiến sĩ Alan Kazdin – giám đôc trung tâm nuôi dạy con Đại học Yale.
"Thưa ông, ông nghĩ tại sao cha mẹ lại thường dùng "kỷ luật sắt" để dạy dỗ con cái"
Có ba nguyên nhân gây ra việc này:
- Bộ não con người luôn có xu hướng đón nhận những tiêu cực nhiều hơn các điều tích cực. Chính việc này khiến các bậc cha mẹ luôn nhìn thấy những điều xấu, hư hỏng ở con mình hơn là những thứ tốt đẹp.
- Ngày nay, số lượng các bộ phim ảnh bạo lực đang ngày càng tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy não bộ dễ dàng bị kích thích khi chứng kiến các hành vi hung hăng. Chúng sẽ trở thành động lực cho việc bạo lực.
- Nguyên nhân thứ ba xuất phát từ các định kiến văn hóa. Các nước phương Đông thường có suy nghĩ "yêu cho roi cho vọt". Đây là một quan niệm cổ hũ và ngốc nghếch!
"Vậy ông có thể chia sẻ một số phương pháp giáo dục trẻ em mà không cần dùng đến roi vọt được không?"
Theo tôi, để giáo dục trẻ mà không sử dụng đến đòn roi trước tiên bạn cần phải thay đổi từ trong lời nói. Cụ thể như: cách nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ như ra lệnh sẽ khiến cho con cái trở nên chống đối, bất tuân. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện một cách dịu dàng hơn đối với trẻ. Những từ ngữ như: "con có thể", "con làm giùm ba/ mẹ" sẽ dễ dàng khiến trẻ nghe lời và giúp chúng hiểu được rằng bạn cũng rất tôn trọng con cái. Điều này khiến các em tự ý thức được rằng bố mẹ rất tin tưởng mình. Đây là một trong những cách giúp trẻ trở nên chín chắn và có trách nhiệm hơn đối với các hành vi của mình.
Hãy luôn dịu dàng và lắng nghe trẻ
Thứ hai, việc giáo dục trẻ em mà không có các hành vi bạo lực là cả một quá trình. Trong quá trình đó, bạn nên thường xuyên quan sát, lắng nghe và ở cạnh trẻ. Đôi lúc ca ngợi, khen thưởng các hành vi tốt của trẻ sẽ có tác dụng tích cực hơn rất nhiều so với việc la mắng, quát tháo.
Thứ ba, khi trẻ phạm lỗi, thay vì ngay lập tức dùng đòn roi, bạn cần lắng nghe trẻ giải thích, chỉ ra cho con trẻ hiểu đâu là đúng đâu là sai và căn dặn để trẻ rút kinh nghiệm, tránh tại phạm lỗi. Tôi tin rằng đối với một đứa trẻ được hưởng sử giáo dục như ở trên thì không cần đến đòn roi, các em vẫn rất nghe lời và ngoan ngoãn.
Nói tóm lại, bạn không thể đòi hỏi đứa con của mình phải ngoan ngoãn và biết nghe lời chỉ bằng một hai câu nói được. Giáo dục trẻ em là cả một quá trình dài.
Mới đăng« Quay lại