• Để khám phá bí ẩn về trí tuệ con người,

    Để khám phá bí ẩn về trí tuệ con người,

    từ đó tìm ra phương pháp rèn luyện nên những bộ óc siêu việt cho xã hội nói chung và nền tảng cho cuộc sống thành công nói riêng, trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện những nghiên cứu tầm cỡ và có giá trị ứng dụng cao

Kiến thức dạy con

Những bí quyết cha mẹ có thể áp dụng để giúp con thành thật hơn

Với chủ đề "Những sự thật của nói dối" lần trước, bây giờ Magic Mind xin được gởi đến quý vị phụ huynh các cách khắc phục và khuyến khích con nói sự thật:

Cha mẹ phải làm gì khi phát hiện con nói dối?

Magicmind-nhung-bi-quyet-cha-me-co-the-ap-dung-de-con-noi-su-that-hon.jpg

Khi con của bạn nói dối một cách cố ý, bạn hãy nói cho con hiểu rằng: "Việc nói dối là không tốt. Nếu muốn trở thành một em bé ngoan, được mọi người yêu thương, con không nên nói dối".

Hãy phân tích cho con biết rằng: "Nếu cứ tiếp tục nói dối, cha, mẹ và mọi người xung quanh không thể tin tưởng con được nữa. Và điều này sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với cuộc sống của con". Bạn biết không, con bạn sẽ ghi nhớ và khắc sâu điều này vào tâm thức hơn nữa nếu bạn có thể khéo léo lồng ghép bằng những câu chuyện ngụ ngôn hoặc những tình huống trong cuộc sống. Ở đây, Magic Mind xin đơn cử câu chuyện "Chú bé chăn cừu và sói xám".

Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu và phân tích được nguyên nhân bé nói dối. Nếu bé nói dối để thu hút sự chú ý của bạn, phải chăng bạn nên có những thái độ tích cực hơn đối với con mình?.

Cha mẹ cần cố gắng tránh gọi trẻ là "ưa nói dối", "ba xạo",.. Điều này sẽ khiến trẻ tự ái, tủi thân do trẻ thật sự chưa hình dung được hậu quả việc làm của mình gây ra. Ngoài ra, khi cha mẹ thường sử dụng những từ ngữ này với con sẽ vô tình hình thành trong tiềm thức của trẻ rằng: "Mình chỉ suốt ngày ưa nói dối thôi, có lẽ mình đúng là người như vậy vì mẹ đã nói như thế mà!". Chính những suy nghĩ này sẽ thôi thúc trẻ cần và phải nói dối.

Một số mẹo khiến bé nói thật:

Magicmind-nhung-bi-quyet-cha-me-co-the-ap-dung-de-con-noi-su-that-hon1.jpg

Đặt con vào những tình huống mà bé cảm thấy mình cần phải nói dối. Ví dụ, nếu bé làm đổ sữa ra bàn và bạn xem liệu có phải bé đã làm hay không? Lúc này, bé có xu hướng nói dối vì sợ mẹ la. Khi đó, hãy nhẹ nhàng nói với bé rằng: "Mẹ đã thấy con làm đổ sữa, hãy cứ nói thật cho mẹ biết, mẹ sẽ không la con đâu".

Hãy cho con biết về cảm nhận của mình và mọi người: "Nếu con nói dối, bà sẽ rất giận đấy".

Đổi vai cho nhau: điều này có nghĩa là, bạn cố gắng nói dối con khi bé đã biết sự thật. Hãy cứ để bé biết được cảm giác người khác không thành thật với mình. Thật tệ biết bao nhưng bé sẽ hiểu được khi bé nói dối, bạn cũng sẽ buồn như thế!.

Khuyến khích trẻ nói thật 1 cách gián tiếp: Khi bé làm 1 việc gì sai nhưng cố tình giấu và nói dối bạn, hãy khuyến khích con rằng: "Mẹ rất vui khi con không làm việc đó. Con thật ngoan!". Chính điều này sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ và cố gắng thành thật với cha mẹ.

Nói dối không phải lúc nào cũng xấu nhưng sẽ không tốt nếu trẻ cứ cố tình nói dối người khác. Hy vọng với những mẹo nhỏ này, quý phụ huynh sẽ hướng cho con mình có lối sống thật thà, trung thực.

Mới đăng« Quay lại