Kiến thức dạy con
Kiểm soát cảm xúc- Con là đứa trẻ ngoan
Đối với người lớn, việc kiểm soát cảm xúc đã không hề dễ dàng. Do đó, việc một đứa trẻ chưa hiểu chuyện thường xuyên lo lắng, giận dữ, buồn bã, không kiềm chế được cảm xúc của mình là điều dễ hiểu. Nhưng nếu không sớm đặt ra giới hạn trong hành vi, suy nghĩ của trẻ, phụ huynh sẽ càng thêm đau đầu vì nhiều rắc rối từ trẻ sau này.
1.Buồn đau, lo lắng, giận dữ và những đứa trẻ không biết điểm dừng
Trong thời gian đào tạo kĩ năng kiểm soát cảm xúc, Magic Mind có nghe được rất nhiều trường hợp con trẻ thiếu kiểm soát cảm xúc.
Chị T. có một bé trai 5 tuổi và một bé gái 3 tuổi, bé trai thường xuyên tỏ ra giận dữ với em nhỏ, không chịu nhường nhịn em nhỏ. Điều đáng nói là mỗi lần bé trai tức giận, bé sẽ không kiểm soát được mà hay la hét.
Con gái của anh M. thì lại trở nên sợ hãi và lo lắng với người lạ. Mỗi lần dẫn bé đến những khu giải trí vui chơi đông đúc, bé quấy khóc và tỏ ra rất sợ sệt.
Đừng vì bảo bọc mà tách biệt con khỏi xã hôi, hãy giúp trẻ kiểm soát cảm xúc!
Hai vị phụ huynh này càng lo lắng hơn khi con mình không thể hòa nhập khi đến trường, sự giận dữ và lo lắng vô cớ của hai đứa trẻ làm chúng tự tách biệt với tập thể. Sau khi Magic Mind kết hợp với gia đình, rất may đã dần dần đưa được các em vào quỹ đạo, biết kềm chế cảm xúc hơn.
2.Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - Sự rèn luyện lâu dài
Việc rèn luyện kĩ năng này đòi hỏi sự hợp tác của cha mẹ, phải kiên trì thực hiện các phương pháp này mới có thể giúp con kiểm soát được cảm xúc:
-Dạy trẻ biết giới hạn từ khi còn bé: Không nên quá nuông chiều trẻ, cha mẹ phải biết từ chối những đòi hỏi không hợp lý của con.
-Dạy con giao tiếp khéo léo: Thay vì để con quấy khóc mỗi lần giận dữ, hãy gợi ý cho bé bày tỏ bằng câu chữ.
-Luôn gần gũi với trẻ: Quan tâm, chăm sóc mới hiểu được tâm lý con trẻ, nắm bắt được cơn giận dữ sắp đến, từ đó cha mẹ mới có thể cảm thông, gỡ rối cảm xúc của con.
“Mẹ luôn ở bên, đừng lo lắng con nhé!”
-Cha mẹ phải cư xử đúng mực: Khi giận dữ, đừng la mắng hay đánh đập con trẻ, bạn có thể trở thành ví dụ xấu khiến con làm theo.
-Tôn trọng và biết chọn thời điểm giải quyết: Hãy để con giải thích việc mình làm, nếu sai cha mẹ mới khéo léo gỡ rối cho con, thể hiện rằng mình tôn trọng và tin tưởng đứa trẻ.
Kiểm soát cảm xúc là định hướng hành vi, suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, không phải là xóa bỏ cảm xúc. Kĩ năng này sẽ giúp con trẻ có được cuộc sống lành mạnh, vui vẻ hơn. Vậy tại sao lại không bỏ thời gian cùng con rèn luyện nó?
Mới đăng« Quay lại