Kiến thức dạy con
CHỌN CÁCH NGHĨ LẠC QUAN – TRẺ CÓ NGAY “VACCINE” SỐNG VUI KHỎE CHO MÌNH!
Trong hành trình phát triển năng lực cảm xúc cho trẻ, sự vui vẻ và khỏe mạnh là niềm mong ước của rất nhiều cha mẹ. Niềm vui của con cái cũng chính là niềm vui của cha mẹ, và đây cũng chính là “động cơ” giúp trẻ tích cực hơn trong quá trình chủ động học tập và trải nghiệm.
Suy nghĩ lạc quan khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống không phải là bẩm sinh mà có. Và chúng ta biết rằng sự rèn luyện và bồi dưỡng của chính gia đình mới là cái nôi khởi động cho trẻ hình thành những cảm xúc tích cực đầu đời. Magic Mind Vietnam
#1 – Giúp trẻ TỰ TIN vào bản thân
Mark Twain đã từng nói “Chỉ dựa vào một lời khen ngợi, tôi có thể sống thêm 2 tháng”. Trẻ cũng rất thích được cha mẹ khuyến khích vào động viên mỗi khi trẻ hoàn thành được một điều gì đó, điều này tiếp thêm sức mạnh rất nhiều để trẻ nhìn nhận thấy ưu điểm bản thân và từ đó tìm thấy được sự tư tin. Cha mẹ có thể tham khảo một số câu như sau:
- “ Mẹ tin con mẹ có thể làm được”
- “ Hãy thử xem, con nhất định sẽ vượt qua được thử thách này”
- “ Mẹ biết con có thể làm tốt hơn nữa, đừng lo nhé”
Có thể thấy, thành công bắt nguồn từ sự tự tin, xây dựng niềm tin bắt nguồn từ lời khen của mọi người xung quanh dành cho trẻ.
#2 – Giúp trẻ NHẬN THỨC và sống TỰ CHỦ
Tinh thần nhận thức được hành vi của chính mình là một kỹ năng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác.
Lúc trẻ 3-4 tuổi, có thể bắt đầu dạy trẻ tự vệ sinh cá nhân, chào hỏi dạ thưa. Trong những hoạt động như thế này, không có gì hay hơn là cha mẹ cùng làm với trẻ.
Lớn hơn nữa, hãy nâng dần tính tự chủ của con ở một mức cao hơn bằng việc khuyến khích con tự đưa ra những biện pháp và tự quyết định. Nếu những biện pháp đó hợp lý, đừng quên dành tặng trẻ những lời khen để động viên, còn nếu chưa đúng thì có thể đặt câu hỏi để cùng giúp trẻ điều chỉnh và hạn chế tối đa việc phê phán ý kiến của trẻ.
#3 – Giúp trẻ THAY ĐỔI GÓC NHÌN vấn đề
Cha mẹ có thể ứng dụng các mẹo nhỏ dưới đây để giúp trẻ hiểu rằng “đời sẽ thay đổi khi bạn thay đổi”
- - Tìm kiếm niềm vui hoặc tự tạo ra niềm vui (ví dụ như lấy việc kết bạn là niềm vui, lấy việc lao động là niềm vui..v..v)
- - Tự an ủi, giúp trẻ học cách hiểu việc hiểu đươc cảm xúc bản thân trước, biết được gốc rễ rồi mới có thể bắt biến điều không vui thành niềm vui được
- - Tâm sự cũng là một cách giải tỏa nỗi buồn, giúp trẻ thoải mái hơn
- - Chuyển hướng chú ý để giúp trẻ không quá tập trung vào những điều tiêu cực
Hãy để trẻ mỗi ngày trẻ tiếp cận với thế giới là một niềm vui, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ cũng cần dùng một “chiếc kính lúp” để không ngừng TÌM KIẾM được những ĐIỂM SÁNG trong trẻ và cùng trẻ chinh phục những thử thách trong cuộc sống với tâm thế lạc quan nhất!
Mới đăng« Quay lại